Trong một tuyên bố theo sau bản đánh giá thường niên của IMF đối với Canada, tổ chức này dự báo tăng trưởng kinh tế Canada sẽ phục hồi trong năm 2016, nhờ sự giảm giá của đồng nội tệ và chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp.

 

Trong một phát biểu gần đây vào ngày 17/6/2016, thủ tướng Canada – ông Trustin Trudeau cho rằng dòng tiền từ hải ngoại, mà chủ yếu là từ khu vự châu Á, đổ vào đầu tư thị trường nhà đất Canada là nguyên nhân chính khiến giá nhà ở tại hai thành phố lớn của Canada là thành phố Vancouver và Toronto.

Xem thêm: Hơn 1/3 số nhà được bán ra ở Vancouver được mua bởi người Trung Quốc

Rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế học đang lo ngại rằng giá bất động sản ở hai thành phố trên có thể tăng cao đến mức kỷ lục và vượt xa mức chi trả của phần lớn người dân Canada. Hiện nay giá nhà ở hai thành phố trên đều được các nhà kinh tế học ghi nhận mức tăng báo động trong nhiều năm qua. Chỉ trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/5/2015, giá nhà ở thành phố Vancouver đã tăng lên 30%, trong thời điểm đó, con số này ở thành phố Toronto là 16%.

Dù hiện nay đang có nhiều quan điểm cho rằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến từ các chương trình định cư Canada diện đầu tư là lý do chính dẫn đến tình trạng trên, tuy nhiên vẫn chưa có một bảng số liệu nào làm minh chứng, chính phủ Canada dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Trudeau đang có dự định sẽ trính một phần ngân sách của quốc gia ra để phục vụ cho các công tác nghiên cứu về vấn đề này.

Cả Ngân hàng trung ương Canada và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều bày tỏ quan ngại đối với thị trường nhà đất ở Canada. Ngân hàng Toronto Dominion Bank cảnh báo về nguy cơ bong bóng bất động sản đang hình thành ở Toronto và Vancouver.

Trong một tuyên bố theo sau bản đánh giá thường niên của IMF đối với Canada, tổ chức này dự báo tăng trưởng kinh tế Canada sẽ phục hồi trong năm 2016, nhờ sự giảm giá của đồng nội tệ và chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp.

Dưới một góc nhìn lạc quan hơn, thì trong một bản đánh giá thường niên của IMF đối với Canada, tổ chúc này dự báo mức tăng trưởng kinh tế Canada sẽ phục hồi trong năm 2016, nhờ vào sự giảm giá của đồng đô Canada và chính sách tiền tệ phù hợp. Dù vậy triển vọng tăng trưởng của kinh tế Canada vẫ đối mặt với nguy cơ từ việc giá dầu có xu hướng đi xuống và tình trạng nhạy cảm của nền kinh tế quốc gia Canada, đặc biệt là Canada đang phải chịu những thách thức mà kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.

Theo IMF, trong dài hạn, Canada cần giảm tỷ lệ nợ/GDP và tiến hành các chương trình cải cách kinh tế, để đa dạng hóa động lực tăng trưởng trong tương lai. Trong một báo cáo mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã lưu ý rằng thị trường nhà đất của Canada đang có dấu hiệu “quá nóng”.