Tết Nguyên Đán là dịp thể hiện những nét đẹp trong văn hóa Việt và cũng là lễ hội đặc biệt gắn bó với mỗi người VIệt Nam. Dù cho có ở quê nhà hay xa xứ, cứ mỗi độ xuân về, đến tháng chạp âm lịch, cộng động người Việt định cư ở Mỹ vẫn chuẩn bị và đón chào dịp Tết Nguyên Đán như ở quê hương.

 

Người Việt định cư tại Mỹ khá đông và theo nhiều cách khác nhau. Sau tháng 7/1995, Mỹ và Việt Nam tuyên bố bình thường hóa quan hệ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi, nhiều người Việt đã chọn Mỹ làm quê hương thứ 2.
Theo các số liệu Báo cáo của Cục Điều tra Dân số Mỹ vào cuối năm 2010 – đầu năm 2011, người Việt định cư ở Mỹ tập trung đông nhất ở bang California 581.946 người, theo sau là là Texas với 210.913 người, Washington 66.575 người, Florida 58.470 người và Virginia 53.529 người.

Cũng trong báo cáo này, ghi nhận tiếng Việt đứng thứ 4 về số người sử dụng phổ biến, có khoảng 1.4 triệu người nói tiếng Việt tại nhà ở Mỹ trong đó có khoảng 40% thông thạo tiếng Anh.

Các ngành nghề chủ yếu của người Việt định cư ở Mỹ

Người Việt thống trị nghề Nail tại Mỹ

Ở Mỹ, Nail là ngành nghề phổ biến nhất của người Việt. Có rất nhiều tiệm nail và salon được người Việt mở ra hỗ trợ cộng đồng người Việt nhập cư nhanh chóng thích nghi hòa nhập cộng đồng và giải quyết vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đã thành công trong hoạt động kinh doanh “chăm sóc sắc đẹp” này như Charlie Tôn Quý – “Vua” nails tại Mỹ với hệ thống Regal Nails doanh thu hàng năm lên đến 450 triệu USD. Osborn, một giáo sư thuộc đại học California, nói về những người Việt làm nghề nail: “Họ đã tới Mỹ, chăm chỉ làm việc, và khá lên,và sống giấc mơ Mỹ. Vượt qua được tất cả mọi trở ngại và tạo ra một thị trường riêng thực sự”

Các cửa hàng kinh doanh ăn uống, hàng tiêu dùng.
Người Việt ở Mỹ đã tận dụng những thế mạnh trong văn hóa ẩm thực Việt để phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm bằng các cửa hàng ăn uống, nhà hàng…như cửa hàng bánh mì nổi tiếng “Saigon’s Sandwich and Bakery” (718 East Valley Boulevard in San Gabriel), cửa hàng “Banh mi My Tho” – Bánh mì Mỹ Tho (W. Valley Blvd in Alhambra), các nhà hàng Phở của người Việt rất thu hút đông khách người Mỹ như Phở Hùng ở Las Vegas, Phở Hòa, Phở Bình ở đại lộ Classen , Oklahoma City – khu vực tập trung người Việt và người Châu Á sinh sống.

Nông nghiệp
Một số ít người Việt sang Mỹ chọn việc đầu tư xây dựng trang trại hoặc mô hình nông nghiệp nhỏ để kinh doanh như Vietnamese Garden (vườn Việt Nam) đã trở thành “thương hiệu” ở Homestead, bang Florida của chị Trần Mai Trinh. Trước khi sang Mỹ, chị Trinh là chủ vựa lúa ở An Giang. Mặt khác, công việc nông nghiệp cũng hỗ trợ việc làm cho những lao động nhập cư Việt.

Các hoạt động cộng đồng của người Việt định cư ở Mỹ.

Để lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa Việt cho các thế hệ được biết đến và tiếp nối, cộng đồng người Việt ở Mỹ vẫn luôn duy trì những lễ hội, phong tục tập quán và tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng như: Hội Trái Tim Bác Ái , do dược sĩ Nguyễn Thị Mai, một người khuyết tật, thành lập. Hoạt động chính của hội là gây quỹ giúp các trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật.

Tết Nguyên Đán là dịp thể hiện những nét đẹp trong văn hóa Việt và cũng là lễ hội đặc biệt gắn bó với mỗi người VIệt Nam. Dù cho có ở quê nhà hay xa xứ, cứ mỗi độ xuân về, đến tháng chạp âm lịch, cộng động người Việt định cư ở Mỹ vẫn chuẩn bị và đón chào dịp Tết Nguyên Đán như ở quê hương.

Một số tỷ phủ người Việt định cư tại Mỹ
Ông Charlie Tôn Quý – “Vua” nails tại Mỹ với hệ thống Regal Nails doanh thu hàng năm lên đến 450 triệu USD.

Ông Đoàn Trí Trung – “Ngôi sao đang lên” của chip LED – sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ, một trong những nhà sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ).
Bill Nguyễn – doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ, ông chủ của ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009.

Trần Đình Trường – một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất, ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) và người sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD.

Triệu Như Phát – Tỉ phú từ BĐS, người thành lập ra Công ty Bridgecreek, chủ đầu tư khu thương mại Phước Lộc Thọ (là Asian Garden Mall) là trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.

Tỉ phú công nghệ Trung Dung – Ông thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp từ năm 1996. Đến năm 2000, OnDisplay bán cổ phần cho Vignette Corporation (nay là OpenText) và thu về 1,8 tỉ USD. Ông cũng trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.