Visa O: dành cho đương đơn xin visa làm việc tại Mỹ có khả năng hoặc thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực về khoa học, nghệ thuật, giải trí, giáo dục, kinh doanh và thể thao

 

Visa làm việc tại Mỹ thuộc diện visa không định cư và tùy vào tính chất của công việc và mục đích của việc lưu trú sẽ được cấp loại visa tương ứng.
Tùy theo từng loại hình công việc, đương đơn sẽ được cấp một trong những visa làm việc tại Mỹ phổ biến như sau:

Visa H-1B: dành cho đương đơn đến Mỹ làm công việc theo chuyên môn, điều kiện cần thiết của loại visa này là phải có bằng cử nhân (trở lên) thuộc chuyên ngành cụ thể mà đương đơn sẽ làm việc. Ngoài ra, chủ lao động cần nộp cho Bộ Lao Động một mẫu đơn về các điều khoản, điều kiện làm việc như được đề cập trong hợp đồng lao động.

Visa H – 2A (nhân viên nông nghiệp thời vụ): dành cho đương đơn đến Mỹ làm các công việc lao động hoặc các dịch vụ nông nghiệp theo thời vụ trong thời gian ngắn hạn tạm thời. Để xin visa làm việc tại Mỹ, chủ lao động tại Mỹ (các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà sản xuất nông nghiệp) phải nộp đơn bảo lãnh I – 129 cho người lao động không định cư tại mỹ.

Visa H – 2B (nhân viên lành nghề và lao động phổ thông): dành cho đương đơn đến Mỹ làm các công việc thời vụ hoặc công việc thiếu nhân công lao động. Yêu cầu để được cấp loại visa này là chủ lao động phải có giấy chứng nhận của Bộ Lao động xác nhận về việc không hoặc thiếu nhân viên lao động Mỹ đáp ứng đủ điều kiện lao động cho công việc này và điều đó xem như cơ sở bảo lãnh cho bạn.

Visa H – 3 (học viên): dành cho đương đơn đến Mỹ để nhận khóa đào tạo của chủ lao động trong bất kì lĩnh vực chuyên môn nào, ngoài giáo dục hoặc sau Đại Học, sau khoảng thời gian đào tạo tối đa là 2 năm, đương đơn phải làm công việc thực tế tương ứng. Lưu ý là đây là visa làm việc tại Mỹ nên không thể sử dụng khóa đào tạo để cung cấp việc làm, tạo năng suất và khóa đào tạo này không có tại đất nước của đương đơn.

Visa H – 4 (người phụ thuộc): dành cho vợ/ chồng, con cái (dưới 21 tuổi, chưa kết hôn) đi cùng đương đơn có visa H hợp lệ chính. Tuy nghiên, người có visa H – 4 không được phép làm việc trong khi ở Mỹ.

Visa L – 1 (nhân viên luân chuyển trong nội bộ công ty): dành cho đương đơn là những nhà quản lý, lãnh đạo hoặc nhân viên có chuyên môn của công ty quốc tế được luân chuyển tạm thời đến văn phòng, chi nhánh hoặc công ty con của cùng một công ty được đặt tại Mỹ. Điều kiện để có visa L–1 là đương đơn phải làm việc bên ngoài nước Mỹ liên tục trong 1 năm trong vòng 3 năm trước khi nhập cảnh Mỹ. Visa L -1 sẽ được cấp sau khi công ty/ chi nhánh, văn phòng tại Mỹ nhận được chấp thuận bảo lãnh của USCIS.

Visa L -2 (người phụ thuộc): dành cho vợ/chồng, con cái (dưới 21 tuổi, chưa kết hôn) đi cùng đương đơn có visa L hợp lệ chính. Vợ/chồng của đương đơn có thể xin giấy phép làm việc, sau khi nhập cảnh vào Mỹ bằng visa L – 2, họ gửi I – 765 và nộp lệ phí xét đơn visa để hoàn tất thủ tục, tuy nhiên con cái của đương đơn không được phép làm việc tại Mỹ.

Visa O: dành cho đương đơn xin visa làm việc tại Mỹ có khả năng hoặc thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực về khoa học, nghệ thuật, giải trí, giáo dục, kinh doanh và thể thao

Visa P (nghệ thuật, giới giải trí): dành cho đương đơn là vận động viên, giới giải trí, nghệ sĩ và nhân viên hỗ trợ cần thiết đến Mỹ để làm việc.

Visa Q: dành cho đương đơn đến Mỹ để tham gia chương trình giao lưu văn hóa quốc tế. Điều kiện để có visa Q là nhà tài trợ phải nộp đơn bảo lãnh cho dương đơn và được USCIS chấp thuận.

Visa J (khách trao đổi): dành cho đương đơn đến Mỹ theo chương trình chính thức được tổ chức giáo dục hoặc tổ chức phi lợi nhuận phê chuẩn và bảo trợ. Lưu ý là các chương trình này phải được Cơ Quan Giáo Dục và Văn Hóa của Mỹ chấp thuận.

Theo luật di trú Mỹ, nếu người nước ngoài muốn làm việc tạm thời tại Mỹ với tư cách không định cư phải xin visa tương ứng với từng loại hình công việc. Hầu hết các visa làm việc tại Mỹ trong thời gian ngắn hạn đều phải có sự bảo lãnh của tổ chức, dịch vụ, doanh nghiệp và được USCIS xem xét chấp thuận trước khi xin visa tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Mỹ. Cũng lưu ý rằng, sự chấp thuận bảo lãnh không đảm bảo rằng đương đơn sẽ được cấp visa, trong trường hợp không đủ điều kiện xin visa theo quy định.