Pháp – 2013: Sau khi được luật pháp chấp thuận, Vincent Autin và Bruno Boileau là đôi đồng giới đầu tiên tổ chức đám cưới ở Montpelier. Ngoài ra, Marais và Riviera cũng là các thiên đường dành cho cộng đồng này với nhiều trải nghiệm lãng mạn trong kỳ trăng mật. Lễ hội cho người đồng giới ở Pháp thường tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 6.
Luật hôn nhân đồng giới góp phần tiếp thêm sức mạnh cho các cặp đôi đồng giới trên con đường tiến tới hôn nhân. Cùng Di trú & quốc tịch tìm hiểu điều luật này cũng như các quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới.
Nội dung luật hôn nhân đồng giới
Tòa án tối cao Mỹ ngày 26/06/2015, tuyên bố hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ.
Tổng thống Obama phát biểu rằng: “Quyết định của tòa án tối cao là chiến thắng cho toàn nước Mỹ và trực tiếp chỉ đạo cho văn phòng chính phủ liên bang gấp rút ban hành luật về vấn đề phúc lợi liên bang hợp pháp của các cặp đồng tính. Theo đó, ngày hôm nay, đạo luật bắt đầu có hiệu lực, Bộ di trú có vấn đề xem xét các vấn đề bảo lãnh di trú theo hôn nhân đồng tính cho các cặp đồng giới tương tự như các cặp dị tính”
Theo điều luật, bất kỳ công dân đồng giới quốc tịch Mỹ đã kết hôn đồng giới tại đây hoặc tại một quốc gia hợp pháp đều có thể xin cấp thị thực cho người phối ngẫu của mình ở nước ngoài. Khi công dân đã thực hiện đầy đủ điều kiện nộp đơn xin bảo lãnh cho người phối ngẫu của mình như vợ hoặc chồng, đồng thời người phối ngẫu xác nhận đồng ý xin nhập cư trong đơn hoặc xác nhận mối qua hệ vợ chồng giữa hai người thì sẽ được xem xét như những cặp vợ chồng bình thường, hoàn toàn không bị từ chối vì vấn đề giới tính. Công dân sẽ nộp đơn theo diện I-130.
Ngoài ra, công dân đồng giới Mỹ đính hôn với người cùng giới ở nước ngoài cũng có thể bảo lãnh cho hôn phu/ hôn thê của mình. Công dân nộp đơn theo diện I-129F. Miễn là hôn phu/ hôn thê của công dân Mỹ đủ điều kiện xin nhập cư thì công dân hoàn toàn có thể tiến hành bảo lãnh qua Mỹ để kết hôn.
Công dân đã kết hôn tại một tiểu bang hoặc một quốc gia khác ngoài Mỹ nhưng chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn vẫn có thể nộp đơn xin cấp thị thực cho người phối ngẫu của mình. Theo nguyên tắc chung của Luật pháp thì hôn nhân là lý do hoàn toàn chính đáng cho việc di trú. USCIS sẽ áp dụng tất cả các luật pháp liên quan để xác nhận cuộc hôn nhân đồng giới là hợp pháp theo điều luật và chính sách hôn nhân đồng giới.
Công dân có quyền xin trợ cấp bình thường mà không cần chờ USCIS ra quyết định, hướng dẫn hay các hình thức xin trợ cấp mới theo quyết định đã ban hành của tòa án tối cao ở Windsor.
Ngoài Mỹ, các nước khác trên thế giới đã bắt đầu công nhận hôn nhân đồng giới như một cuộc hôn nhân bình thường:
Ireland, 2015: Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận hôn nhân đồng giới bằng cách trưng cầu dân ý với đa số tán thành. Tại đây, các đôi có thể thực hiện bộ ảnh cưới với những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Tuy nhiên, họ phải thông báo trước vài tháng về kế hoạch làm đám cưới của mình và ở lại Ireland ít nhất 15 ngày để được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Phần Lan – 2015: Quốc hội nước này đã thông qua luật hôn nhân sửa đổi cho phép các cặp đồng giới kết hôn với 105 phiếu thuận và 92 phiếu chống.
Slovenia – 2015: Quốc hội nước này cũng vừa thông qua dự luật về quyền tự do kết hôn.
Luxembourg – 2014: Với số phiếu thuận áp đảo 54/6, đất nước này đã thông qua dự luật mở rộng quyền tự do kết hôn với các cặp đồng giới. Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettle là lãnh đạo đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) kết hôn với người tình đồng giới.
Scotland – 2014: Đất nước này có nhiều điểm đến được xem như “thánh địa của người đồng giới”, như Glasgow, Edinburgh cùng đường bờ biển đẹp tuyệt.
Pháp – 2013: Sau khi được luật pháp chấp thuận, Vincent Autin và Bruno Boileau là đôi đồng giới đầu tiên tổ chức đám cưới ở Montpelier. Ngoài ra, Marais và Riviera cũng là các thiên đường dành cho cộng đồng này với nhiều trải nghiệm lãng mạn trong kỳ trăng mật. Lễ hội cho người đồng giới ở Pháp thường tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 6.
Anh – 2013: Ngoài các câu lạc bộ đêm ở London, Liverpool và Manchester cũng là những thiên đường vui chơi cho mọi người, đặc biệt là người thuộc giới tính thứ 3. Riêng Brighton còn được mệnh danh là “Thủ đô đồng tính”.
Brazil – 2013: Thành phố Rio de Janeiro cũng là địa điểm thân thiện với người đồng giới nhờ nhiều bãi biển đẹp, nhà hàng đẳng cấp và các trò vui chơi giải trí hấp dẫn cho đến đêm khuya. Chủ nhật đầu tiên sau kỳ nghỉ Corpus Christi (thường là vào tháng 5 hoặc tháng 6), hàng triệu người sẽ tham gia lễ hội dành cho cộng đồng LGBT ở Sao Paulo.
Uruguay – 2013: Là quốc gia thứ 3 ở Mỹ Latinh chấp nhận kết hôn đồng giới, nơi đây trở thành điểm đến an toàn và thân thiện cho cộng đông này.
New Zealand -2013: Thông qua luật hôn nhân đồng giới chưa lâu, nhưng đất nước này từ trước đã tỏ thái độ ủng hộ khi đưa ra các khẩu hiệu thân thiện với du khách thuộc giới tính thứ 3, cũng như xây dựng một loạt nhà trọ, khách sạn dành riêng cho cộng đồng này… Ở đây hay tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho du khách đồng tính, trong đó nổi bật nhất là tuần lễ trượt tuyết được tổ chức ở thị trấn Queenstown vào trung tuần tháng 7 hoặc đầu tháng 8.
Đan Mạch – 2012: Ngay giữa trung tâm thủ đô Copenhagen có một quảng trường dành riêng cho người đồng giới với tên gọi “Quảng trường bình đẳng”. Nơi đây là một địa điểm tuyệt vời cho đôi tổ chức lễ thành hôn.
About The Author: Immigration Master
More posts by Immigration Master