Từ giữa những năm 1970 tới giữa những năm 1990, dân số người Việt ở Mỹ tăng lên đáng kể, chủ yếu là do số lượng người nhập cư gia tăng. Số lượng người Việt tăng 134,8% từ năm 1980 đến năm 1990, 82,6% từ năm 1990 đến năm 2000. Từ năm 2000 trở đi, tỷ lệ tăng bắt đầu giảm dần, chỉ có 37,9% từ năm 2000 tới năm 2010. Cụ thể, số người Việt Nam ở Mỹ năm 1980 là 261.729 người, năm 1990 là 614.547 người, năm 2000 là 1.122.528 người và lên tới 1.548.449 người vào năm 2010.

 

Theo báo cáo của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho biết có 1,4 triệu người nói tiếng Việt tại nhà ở Mỹ vào năm 2011.


Dân số người Việt ở Mỹ từ năm 1980 đến năm 2010. Ảnh: Cục Điều tra dân số Mỹ

Tiếng Việt đứng thứ 4 tại Mỹ

Báo cáo về việc sử dụng ngôn ngữ ở Mỹ năm 2011 cho thấy số người nói tiếng Việt ở Mỹ đã tăng gấp 7 lần từ năm 1980 đến năm 2010 – tỷ lệ tăng cao nhất so với tất cả ngôn ngữ khác. (Năm 1980 có khoảng 200.000 người nói tiếng Việt).

Những khu vực tập trung đông người nói tiếng Việt nhất là: Los Angeles (233.000 người), Houston (89.000 người) và Dallas-Fort Worth (61.000 người). Trong số những người nói tiếng Việt ở Mỹ vào năm 2011, có 40% trong số đó nói tiếng Anh thành thạo.

Nhìn chung, tỷ lệ người sống ở Mỹ nói một thứ ngôn ngữ khác ở nhà ngoài tiếng Anh tăng từ 17,9% vào năm 2000 lên 19,7% vào năm 2007, và tiếp tục tăng 20,8% vào năm 2011. Tỷ lệ người nói tiếng Anh dưới mức thành thạo tăng từ 8,1% vào năm 2000 lên 8,7% vào năm 2011.

Có tất cả 381 ngôn ngữ được sử dụng ở Mỹ. Cứ 5 người sống ở Mỹ thì có 1 người nói ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh khi ở nhà. Có 6 ngôn ngữ được sử dụng bởi ít nhất 1 triệu người ở Mỹ, đó là: tiếng Trung, tiếng Tagalog (ngôn ngữ chính ở Philippines), tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức. Trong đó, tiếng Việt đứng thứ 4 về số người sử dụng, sau tiếng Tây Ban Nha (37,6 triệu người), tiếng Trung (2,9 triệu người) và tiếng Tagalog (1,6 triệu người).

Dân nhập cư và du học sinh tăng mạnh

Từ giữa những năm 1970 tới giữa những năm 1990, dân số người Việt ở Mỹ tăng lên đáng kể, chủ yếu là do số lượng người nhập cư gia tăng. Số lượng người Việt tăng 134,8% từ năm 1980 đến năm 1990, 82,6% từ năm 1990 đến năm 2000. Từ năm 2000 trở đi, tỷ lệ tăng bắt đầu giảm dần, chỉ có 37,9% từ năm 2000 tới năm 2010. Cụ thể, số người Việt Nam ở Mỹ năm 1980 là 261.729 người, năm 1990 là 614.547 người, năm 2000 là 1.122.528 người và lên tới 1.548.449 người vào năm 2010.


Khu phố Bolsa với nhiều quán ăn của người Việt

Cho tới năm 2010, California được ghi nhận là bang có số lượng người Việt sinh sống nhiều nhất nước Mỹ – 581.946 người, theo sau đó là Texas với 210.913 người, Washington 66.575 người, Florida 58.470 người và Virginia 53.529 người.

5 thành phố có số lượng người Việt sinh sống nhiều nhất vào năm 2010 là: Midway (California) – 41,4%, Westminster (California) – 40,2%, Garden Grove (California) – 27,7%, Foutain Valley (California) – 20,7% và Morrow (Georgia) – 20,3%.

Báo cáo Trao đổi giáo dục quốc tế (Open Doors) năm 2013 cho thấy số lượng sinh viên quốc tế học tập ở Mỹ tăng 7% lên con số kỷ lục 819.644 sinh viên vào năm học 2012-2013. Trong đó, số lượng sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng 3,4% lên 16.098 sinh viên trong năm học 2012-2013. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 8 trong số những quốc gia có đông sinh viên nhất theo học tại Mỹ.

Cũng theo báo cáo Open Doors 2008, năm học 2006-2007 số sinh viên Việt Nam học ở Mỹ chỉ có hơn 6.000 và năm học 2007-2008 là hơn 8.000 sinh viên. Số liệu từ Viện Giáo dục quốc tế IIE cho thấy trong hai thập niên 80 và 90, số du học sinh Việt Nam ở Mỹ rất khiêm tốn và bắt đầu tăng dần từ cuối thập niên 90.