Thứ ba là đề xuất phân hạn mức visa cho từng loại dự án. Cụ thể, 10.000 visa EB-5 được Chính phủ Mỹ cấp mỗi năm sẽ phải phân rõ cho dự án đầu tư trực tiếp (nhà hàng, quán ăn, cửa hàng hoa…) và dự án thuộc công ty quản lý vùng theo một tỷ lệ nhất định.

 

Sau khi thảo luận kỹ về các kiến nghị xoay quanh chương trình EB5, ngày 16/12 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố giữ nguyên các điều luật hiện hành cho đến ngày 30/9/2016.

Sau khi thảo luận kỹ về các kiến nghị xoay quanh chương trình định cư diện đầu tư EB-5, ngày 16/12 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố giữ nguyên các điều luật hiện hành cho đến ngày 30/9/2016.

Tượng Nữ Thần Tự Do – biểu tượng của nước Mỹ

EB-5 – chương trình định cư Mỹ dành cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các dự án hợp lệ tại Mỹ. Ứng viên EB-5 cùng cả gia đình sẽ được cấp visa thường trú, hưởng đầy đủ quyền lợi về giáo dục (miễn học phí tại Mỹ cho con em), y tế, phúc lợi…, tương tự người bản xứ.

Cũng trong giai đoạn này, nhiều đề xuất cải tổ toàn bộ chương trình đã được các bên liên quan đưa ra. Trong số đó, đáng chú ý là 4 kiến nghị có ảnh hưởng lớn đến chương trình định cư mỹ EB-5.Ngày 30/9/2015 là thời điểm mô hình công ty quản lý vùng (Regional Center) thuộc chương trình EB-5 hết hạn. Đây là các công ty chuyên huy động vốn cho những dự án lớn như trung tâm thương mại, khách sạn, khu dân cư… và thường được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn. Chính vì vậy, việc mô hình này có được tiếp tục gia hạn hay không đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

Đầu tiên là đề xuất xác định lại vùng khuyến khích đầu tư (TEA), vốn dùng để chỉ các địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc nằm ở vùng sâu, vùng xa. Ứng viên EB-5 có thể đầu tư 500.000 USD vào các vùng này thay vì một triệu USD nếu chọn địa phương khác. Hiện tại, các chủ dự án vẫn có quyền đặt dự án ở khu vực tiếp giáp giữa các đô thị lớn như New York, Los Angeles… với các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên theo đề xuất mới, dự án sẽ phải chuyển hẳn về vùng sâu, vùng xa nếu muốn được xác định là dự án thuộc TEA.

Thứ hai là đề xuất xét duyệt công ty quản lý vùng một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là tiểu sử của các đơn vị này. Ngoài ra, các công ty quản lý vùng được duyệt sẽ phải đóng một khoản phí để Sở Di trú (USCIS) và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) thẩm tra hàng năm.

Thứ ba là đề xuất phân hạn mức visa cho từng loại dự án. Cụ thể, 10.000 visa EB-5 được Chính phủ Mỹ cấp mỗi năm sẽ phải phân rõ cho dự án đầu tư trực tiếp (nhà hàng, quán ăn, cửa hàng hoa…) và dự án thuộc công ty quản lý vùng theo một tỷ lệ nhất định.

Thứ tư là đề xuất tăng vốn đầu tư tối thiểu từ 500.000 USD lên 800.000 USD. Đây là đề xuất gây nhiều tranh cãi bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội định cư Mỹ mà còn gây khó khăn trong việc chứng minh nguồn tiền của nhiều nhà đầu tư.Thứ ba là đề xuất phân hạn mức visa cho từng loại dự án. Cụ thể, 10.000 visa EB-5 được Chính phủ Mỹ cấp mỗi năm sẽ phải phân rõ cho dự án đầu tư trực tiếp (nhà hàng, quán ăn, cửa hàng hoa…) và dự án thuộc công ty quản lý vùng theo một tỷ lệ nhất định.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của các đề xuất trên đến an ninh và nền kinh tế Mỹ, các nhà lập pháp nước này đã tạm hoãn việc công bố luật EB-5 để có thêm thời gian thảo luận. Sau đợt gia hạn từ 30/9 đến 11/12, Chính phủ Mỹ tiếp tục gia hạn thêm 5 ngày nữa và phải đến 16/12/2015 mới đi đến quyết định cuối cùng. Theo đó, Mỹ vẫn tạm giữ nguyên các điều khoản hiện hành của chương trình EB-5, đồng thời chưa áp dụng các đề xuất mới cho đến hết ngày 30/9/2016.

Nhiều chuyên gia về kinh tế và di trú nhận định đây là lựa chọn an toàn trong bối cảnh các đề xuất mới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ. Đặc biệt, việc siết chặt chương trình định cư Mỹ theo diện đầu tư EB5 có thể làm giảm số nhà đầu tư, kéo theo việc thất thoát hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn được khuyến cáo là nên tranh thủ thời gian để đưa ra quyết định, bởi chương trình vẫn có khả năng thay đổi. Sở Di trú có thể tăng vốn đầu tư từ 500.000 USD lên 800.000 USD hoặc hơn mà không cần thông qua Quốc hội Mỹ. Điều này nằm trong quyền hạn của họ.