Cứ vào thứ 7 hàng tuần, trẻ em gốc Việt từ 5 đến 15 tuổi lại tham gia lớp học. Nếu được hỏi về những truyền thống dân tộc, các em có thể kể mọi thứ, từ các món ăn đến những điệu múa phổ biến ở Việt Nam.

 

Truc Pham là hiệu trưởng của trường tiếng Việt tại một giáo đường ở thành phố Lincoln, bang Nebraska, Mỹ. Ông cho hay suốt 20 năm qua, các bậc cha mẹ gốc Việt đã gửi con đến đây để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của mình.


Trẻ em gốc Việt tìm học lại tiếng mẹ đẻ

Cứ vào thứ 7 hàng tuần, trẻ em gốc Việt từ 5 đến 15 tuổi lại tham gia lớp học. Nếu được hỏi về những truyền thống dân tộc, các em có thể kể mọi thứ, từ các món ăn đến những điệu múa phổ biến ở Việt Nam.

“Trong văn hóa Việt Nam, cả gia đình lớn cùng sống chung trong một ngôi nhà. Nhiều gia đình sống cùng ông bà, bố mẹ. Và tất nhiên, tiếng Anh của họ không tốt, vì thế bọn trẻ phải học tiếng Việt và giữ gìn văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi ở Mỹ”, cha Thomas Nguyen, người quản lý các hoạt động và chương trình tại giáo xứ, cho hay.

Thien Chu từng tốt nghiệp lớp tiếng Việt trên và hiện là một giáo viên hóa học tại trường Omaha. Thứ 7 hàng tuần, anh quay lại giáo đường với vai trò tình nguyện viên. Bất chấp những nỗ lực của giáo đường, anh vẫn bày tỏ lo lắng rằng trẻ em sẽ quên bài sau khi rời lớp tiếng Việt.

“Rất khó vì chúng chỉ có khoảng một giờ mỗi tuần để học tiếng Việt”, Chu nói. “Những em đến đây học tiếng Việt và về nhà không sử dụng sẽ rất dễ quên. Đó là điều khiến tôi lo lắng nhưng chúng tôi đang nỗ lực hết sức”.

Với cha Nguyen, việc những đứa trẻ người Việt nói tiếng Anh dành một phần thời gian cuối tuần của mình đến đây học ngôn ngữ mẹ đẻ để không quên đi cội nguồn là điều rất đáng quý.

“Chúng tôi không muốn những đứa trẻ mất đi gốc rễ. Đó là lý do vì sao chúng tôi làm mọi thứ có thể để dạy cho chúng văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam”, ông nói.

Hiện ở học khu Lincoln có 2.600 học sinh nói hơn 119 ngôn ngữ khác nhau.