Kế đó, phải xây dựng đội ngũ giám sát viên an toàn hàng không đảm bảo cả số lượng và chất lượng, xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện giám sát viên từ cơ bản đến nâng cao. Xây dựng kế hoạch, chương trình để có thể kiểm soát toàn bộ công việc, kết quả làm việc của giám sát viên.Thông tin mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) sẽ đến Việt Nam rà soát kỹ thuật vào tháng 5 tới, mở ra cơ hội để các hãng trong nước mở đường bay thẳng đến Mỹ.

Vietnam Airlines dự định mở đường bay thẳng sang Mỹ cách đây gần 10 năm nhưng chưa thực hiện được do nhiều cản trở. Trong đó có việc cơ quan chức trách Việt Nam chưa đạt năng lực giám sát an toàn theo tiêu chuẩn của Mỹ.

Dự kiến có đường bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ vào năm 2018

Thông tin mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) sẽ đến Việt Nam rà soát kỹ thuật vào tháng 5 tới. Đây là tiền đề để các hãng hàng không nước ta được mở đường bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ 3.

Ông Lại Xuân Thanh – cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam cho biết kết quả tích cực của đợt rà soát là cơ sở quan trọng cho đợt Đánh giá an toàn hàng không quốc tế (IASA) sắp tới của FAA với Cục Hàng Không Việt Nam trước khi cấp phê chuẩn mức 1 “CAT1”.

Việt Nam đang duy trì theo các tiêu chuẩn an toàn hàng không của ICAO, nhưng để được FAA phê chuẩn CAT1 thì phải nâng tiêu chuẩn theo quy định của Mỹ.

Công việc đầu tiên và quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các tài liệu hướng dẫn liên quan đến an toàn và giám sát an toàn.

Kế đó, phải xây dựng đội ngũ giám sát viên an toàn hàng không đảm bảo cả số lượng và chất lượng, xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện giám sát viên từ cơ bản đến nâng cao. Xây dựng kế hoạch, chương trình để có thể kiểm soát toàn bộ công việc, kết quả làm việc của giám sát viên.
Theo ông Lại Xuân Thanh, đội ngũ giám sát viên an toàn hàng không hiện nay đều được cử đi đào tạo cả trong và ngoài nước để có được hàng loạt các chứng chỉ theo yêu cầu của phía FAA.

Theo tiêu chuẩn của FAA, phải có tối thiểu 2 giám sát bay (là phi công) làm việc toàn thời gian. Các giám sát viên phải thực hiện đầy đủ tất cả quy trình, nội dung giám sát với cả việc khai thác tàu bay cũng như đảm bảo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay. Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng phải hoàn thiện hệ thống chế tài, vừa xử phạt vi phạm hành chính, vừa khuyến cáo, kiểm soát việc thực hiện khuyến cáo của nhà chức trách hàng không đối với việc đảm bảo an toàn…

Sau khi đạt CAT1, Cục Hàng không Việt Nam sẽ được phép giám sát các hãng hàng không có trụ sở tại nước ta nhằm bảo đảm sự tuân thủ các quy chế và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ ba.

Hiện tại, hãng hàng không Vietnam Airlines đã nộp hồ sơ xin cấp phép bay thương mại lên Bộ Giao thông Vận tải Mỹ. Trên cơ sở đánh giá CAT1 của FAA, Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu, lập kế hoạch khai thác đến thị trường Mỹ vào thời điểm thích hợp, dự kiến vào cuối năm 2018.

Thống kê cho thấy, năm 2016, tổng dung lượng thị trường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 689.000 khách. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2016 đạt 8,4%/năm. Trong đó, dung lượng khách giữa Việt Nam – Los Angeles là lớn nhất với 137.000 lượt khách, Việt Nam – San Francisco lớn thứ 2, đạt hơn 90.000 khách/năm.