Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu tài chánh của người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh có quyền nhờ sự trợ giúp từ người khác hay còn gọi là người đồng bảo trợ, đồng thời nguời này cũng phải đáp ứng yêu cầu của bảng hướng dẫn tài chánh di dân.

 

Với thị thực F4, công dân Việt Nam được phép đoàn tụ cùng anh/ chị/ em của mình tại nước Mỹ thông qua con đường bảo lãnh định cư.

1. Điều kiện bảo lãnh diện F4

Anh/ chị/ em của công dân Mỹ phải ít nhất 21 tuổi mới được quyền mở hồ sơ bảo lãnh. Thường trú nhân không thể bảo lãnh anh chị em.


Bảo lãnh diện F4

Công dân Mỹ phải chứng minh được mối quan hệ cùng huyết thống với người được bảo lãnh. Anh/ chị/ em ở đây được định nghĩa là họ có cùng cha cùng mẹ sinh ra hoặc ít nhất là cùng cha hoặc cùng mẹ. Cụ thể:

Trong trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng mẹ thì không có bất cứ đòi hỏi gì khác.
Trong trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng cha mà người cha đó không có hôn thú với người mẹ thì người cha đó phải chứng minh đã có những hành động công nhận mối quan hệ cha con với 2 anh chị em này.

Những hành động công nhận này bao gồm:

Đã làm hôn thú với người mẹ trước khi người con 18 tuổi .
Đã làm thủ tục nhìn nhận con.
Có những hành động cha – con cụ thể như nuôi nấng, ăn ở, liên lạc với nhau.

Nếu không có những hành động như trên thì mối quan hệ cha con với người anh/ chị/ em đó không được thành lập và họ sẽ không thể nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em được.

2. Giấy tờ cần thiết:

Đơn I-130 (không cần phải nộp đơn I-130 riêng cho vợ, chồng hoặc con cái còn độc thân dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh).
Bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh (chứng minh ít nhất có một cha hoặc mẹ chung)
Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sanh Mỹ
Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)

Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ diện F4 thường từ 4 tháng đến 7 tháng.
Phí trả NVC: 120$ cho người bảo lãnh và 325$ cho mỗi đương đơn.

3. Vấn đề bảo trợ tài chánh
Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu tài chánh của người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh có quyền nhờ sự trợ giúp từ người khác hay còn gọi là người đồng bảo trợ, đồng thời nguời này cũng phải đáp ứng yêu cầu của bảng hướng dẫn tài chánh di dân.

Đối với người bảo lãnh:

Bản sao thuế thu nhập của năm gần nhất
Bản sao 3 cùi lương gần nhất
Bản sao giấy phép kinh doanh ( nếu có )
W2 (nếu có)
Giấy xác nhận việc làm (từ chổ làm) hoặc giấy tự xác nhận việc làm.
Mẫu đơn I-864

Đối với người được bảo lãnh

Bản sao giấy khai sinh
Bản sao hôn thú
Bản sao giấy ly hôn ( nếu có )
Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng ( nếu có )
Bản sao hộ chiếu
2 tấm hình 5×5 cm
Phiếu lý lịch tư pháp số 2