Tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt cần phải được đính kèm bản dịch tiếng Anh có công chứng ghi rõ “Bản dịch chính xác” và do “văn phòng/người có chức năng dịch thuật” thực hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt, một số giấy tờ bằng tiếng Việt cũng có thể được yêu cầu dịch sang tiếng Anh.
Các câu hỏi thường gặp khi tham gia bảo lãnh định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.
1. Thời gian chờ đợi để được phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình?
Bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình
Công dân hoặc thường trú Nhân tại mỹ có quyền bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư và thời gian chờ đợi để được tham gia buổi phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh đi Mỹ. Đối với hai loại visa đi mỹ được đề cập dưới đây thì sẽ tương ứng với thời gian đợi phỏng vấn đi Mỹ khác nhau:
Visa không giới hạn về số lượng như: Visa bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng, cha mẹ, con cái (dưới 21 tuổi, chưa kết hôn) của công dân Mỹ. Thời gian đợi để được tham gia buổi phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gian đình là khoảng tư 9-12 tháng tính từ thời điểm người bảo lãnh đi Mỹ nộp hồ sơ tại sở Di Trú Mỹ.
Visa giới hạn về số lượng: Đó là các loại Visa F1, F2a, F2B, F3, F4. Trong trường hợp số lượng đơn xin cấp Visa định cư Mỹ nhiều hơn số visa được phép cấp trong năm thì sẽ có một vài trường hợp người được bảo lãnh đi Mỹ phải chờ để tham gia phỏng vấn. Ngày người bảo lãnh làm hồ sơ được gọi là ‘’ngày ưu tiên’’, người được bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình chỉ được cấp visa khi đến ‘’ ngày ưu tiên’’.
2. Điều gì xảy ra nếu người bảo lãnh đi Mỹ qua đời sau khi người được bảo lãnh đã nhập cảnh Mỹ?
Việc những đương đơn đi kèm hội đủ tiêu chuẩn hay không để xin qua Mỹ với đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân dựa trên qui chế thường trú nhân hợp pháp của đương đơn chính chứ không dựa trên tình trạng của người bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh đi Mỹ qua đời sau khi đối tượng được bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình đã trở thành thường trú nhân Mỹ và có một hay những đương đơn phụ làm đơn xin quan mỹ với người đó, thì những đương đơn phụ vẫn được duy trì tiêu chuẩn để qua Mỹ với đương đơn chính
3. Một số lưu ý khi nộp hồ sơ phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng ?
Việc xin thị thực dạng Vợ chồng/ Hôn thê ở Việt Nam hiện nay khó hơn các nước khác, số lượng các hồ sơ bị từ chối là rất nhiều vì thế cần chú ý để có thể đáp ứng được yêu cầu từ phía Lãnh sự quán.
Việc xin Visa định cư Mỹ diện vợ chồng ở Việt Nam hiện nay khó khăn hơn so với ở các nước khác, số lượng các hồ sơ Visa đi mỹ diện vợ chồng bị từ chối là rất nhiều, do đó, chúng ta cần quan tâm đến các lưu ý sau đây:
– Nắm rõ thông tin các thông tin cá nhân của người bảo lãnh đi Mỹ : tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, lần đầu tiên cầu hôn, nơi gặp nhau đầu tiên
-Hình ảnh nộp làm bằng chứng quan hệ vợ chồng giữa hai đối tượng phải rõ ràng và nên sắp theo thứ tự và hình cần cung cấp nhiều khoảng thời gian khác nhau
– Nếu có nộp hình đám cưới của hai người thì cũng cần có sự tham dự của một số khách nước ngoài để tăng độ tin cậy.
– Hình chụp nên chụp để có thể thấy được khung cảnh phía sau, địa điểm chụp thì nên thay đổi có thể là Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc lập, Nhà hát Thành phố,….
– Có hình chụp chung với các thành viên trong gia đình.
– Cần giữ lại các hóa đơn điện thoại, lịch sử các cuộc gọi giữa hai người, nếu có thư từ thì nên gửi giấy biên nhận thư từ có mộc của bưu điện.
Xem thêm: Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng và những điều cần biết
4. Các giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình
Tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt cần phải được đính kèm bản dịch tiếng Anh có công chứng ghi rõ “Bản dịch chính xác” và do “văn phòng/người có chức năng dịch thuật” thực hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt, một số giấy tờ bằng tiếng Việt cũng có thể được yêu cầu dịch sang tiếng Anh.
5. Điều kiện để bảo lãnh định cư Mỹ theo theo diện con nuôi?
Các điều kiện để được bảo lãnh định cư Mỹ theo diện con nuôi:
– Người con nuôi phải dưới quyền giám hộ của cha hoặc mẹ nuôi đủ 2 năm.
– Người con nuôi phải ở chung nhà với cha hoặc mẹ nuôi đủ 2 năm và sự ở chung nhà có thể xảy ra trước khi hoặc sau khi được nhận làm con nuôi.
– Người con nuôi phải được nhận nuôi trước 16 tuổi và phải có giấy tờ hợp pháp tại nơi mà người con nuôi được nhận.
About The Author: Immigration Master
More posts by Immigration Master