Nếu chưa tổ chức lễ cưới và chưa đăng ký kết hôn, người bảo lãnh cũng vẫn có thể mở hồ sơ theo diện hôn thê/hôn phu (K1). Việc chứng minh sự thật mối quan hệ sẽ thông qua những bằng chứng thể hiện mối quan hệ của cả hai đã xây dựng được từ lúc mới quen nhau, mối quan hệ phải được chứng minh là có tính liên tục cho đến khi đương đơn đi phỏng vấn tại Lãnh sự quán.
Theo Luật di trú Hoa Kỳ, việc đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới là hai sự việc hoàn toàn độc lập với nhau. Và hồ sơ bảo lãnh thuộc diện nào sẽ tuỳ thuộc vào những giấy tờ được pháp luật công nhận.
Hồ sơ bảo lãnh hôn phu/hôn thê thường hay bị nhầm lẫn bởi việc làm đám cưới hay đăng ký kết hôn trước khi mở hồ sơ. Chẳng hạn như:
“Anh có bắt buộc phải làm lễ cưới trước khi mở hồ sơ hay không?”
“Chị chưa đăng ký kết hôn nhưng đã làm đám cưới rồi thì có mở hồ sơ hôn phu/hôn thê được không?”
“Anh/chị muốn qua Mỹ mới làm đám cưới, vậy có thể mở hồ sơ được không?”
“Làm đám cưới thì hồ sơ có chắc đậu không?”
“Anh/chị đã lớn tuổi rồi, không muốn làm đám cưới, vậy có thể mở hồ sơ bảo lãnh mà không cần tổ chức lễ cưới không?”
Cưới hay không cưới trước khi mở hồ sơ bảo lãnh hôn phu hôn thê?
Tổ chức lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.
Đăng ký kết hôn là xác nhận mối quan hệ vợ chồng chính thức và được pháp luật công nhận.
Khi hai người đã làm lễ cưới và sống chung với nhau mặc định được xem là vợ chồng nhưng trên phương diện pháp luật thì vẫn chưa được công nhận là vợ chồng nếu như chưa đăng ký kết hôn.
Theo Luật di trú Hoa Kỳ, việc đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới là hai sự việc hoàn toàn độc lập với nhau. Và hồ sơ bảo lãnh thuộc diện hôn phu/hôn thê hay diện vợ chồng sẽ tuỳ thuộc vào những giấy tờ được pháp luật công nhận.
Mỗi hồ sơ bảo lãnh là những trường hợp, hoàn cảnh không giống nhau, vì thế điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ cũng sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bản thân và gia đình mà đương đơn và người bảo lãnh sẽ tự quyết định hình thức bảo lãnh phù hợp cho trường hợp của mình.
Trường hợp, đã tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì người bảo lãnh có thể mở hồ sơ theo diện hôn thê/hôn phu (K1). Và hình ảnh tiệc cưới ngoài nước Mỹ được xem là một loại bằng chứng. Tuy nhiên, sau khi đặt chân đến Mỹ, trong vòng 90 ngày hai người vẫn phải tổ chức lễ cưới theo quy định mới có thể chuyển đổi tình trạng visa cho đương đơn. Do đó, để tốt nhất cho hồ sơ diện này thì ngoài bằng chứng về đám cưới thì người bảo lãnh và đương đơn cần có thêm một hệ thống bằng chứng khác và biết cách giải thích cho các loại bẳng chứng đó tại buổi phỏng vấn để chứng minh mối quan hệ thật của mình.
Nếu chưa tổ chức lễ cưới và chưa đăng ký kết hôn, người bảo lãnh cũng vẫn có thể mở hồ sơ theo diện hôn thê/hôn phu (K1). Việc chứng minh sự thật mối quan hệ sẽ thông qua những bằng chứng thể hiện mối quan hệ của cả hai đã xây dựng được từ lúc mới quen nhau, mối quan hệ phải được chứng minh là có tính liên tục cho đến khi đương đơn đi phỏng vấn tại Lãnh sự quán.
Nếu chưa tổ chức đám cưới nhưng đã đăng ký kết hôn thì người bảo lãnh có thể mở hồ sơ theo diện vợ/chồng. Việc không tổ chức lễ cưới sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ nếu như đương đơn không biết giải thích lý do tại sao? Trên phương diện vợ/chồng thì tổ chức lế cưới được xem là một loại bằng chứng tốt. Nhưng điều này không có nghĩa là đã đăng ký kết hôn và tổ chức lễ cưới thì đương nhiên sẽ được cấp visa. Viên chức Lãnh sự quán vẫn có quyền nghi ngờ tính chân thật của đám cưới cũng như mối quan hệ vợ chồng này – vì không loại trừ khả năng chúng cũng được làm giả tương tự như những loại bằng chứng giả khác.
Một hồ sơ bảo lãnh tốt là một hồ sơ đầy đủ những giấy tờ được pháp luật công nhận và phù hợp theo Luật di trú Hoa Kỳ. Phần quan trọng không thể thiếu là bằng chứng. Những bằng chứng này diễn biến theo các mốc thời gian đáng nhớ và có tính liên tục của mối quan hệ. Việc tổ chức đám cưới hay không chỉ có ý nghĩa là góp phần hoặc làm giảm đi một loại bằng chứng thể hiện mối quan hệ thực sự giữa đương đơn và người bảo lãnh.
Để biết rõ trường hợp của mình có thể mở hồ sơ bảo lãnh diện nào, bạn hãy tham khảo về luật di trú Mỹ hoặc liên hệ một đơn vị tư vấn uy tín để có những thông tin hữu ích trước khi quyết định mở hồ sơ. Vì như Di trú & Quốc tịch đã nêu ở trên, mỗi hồ sơ là mỗi trường hợp khác nhau dù rằng vẫn là cùng một diện bảo lãnh.
About The Author: Immigration Master
More posts by Immigration Master