Làm việc bên cạnh Vivian nhưng khác “unit,” tôi vẫn được bà che chở và giúp đỡ. Có lẽ khoảng thời gian làm LPN bên cạnh bà là công việc dễ dàng nhất trong cuộc đời làm y tá của tôi. Tôi vẫn làm ca đêm, vì ban ngày con gái tôi có rất nhiều cuộc hẹn bác sĩ, và cũng là vì ca đêm cho tôi thời gian học bài.
Đầu tư mỹ – Nếu không nói thời gian tôi nhảy đi làm nail thì sẽ là một thiếu sót trong chặng đường làm việc của tôi. Bởi khoảng thời gian này cho tôi rất nhiều kinh nghiệm sống và nhất là quyết định công việc nào hợp với khả năng của tôi.
Nghề nail ở Ohio cho đến giờ phút này vẫn còn thịnh. Mấy người bạn Việt Nam của tôi toàn theo nghề này và tụi nó khá giả vô cùng. Nghe mách bảo, tôi nhờ một đứa bạn “mua giờ” qua một trường ở Canada. Có lẽ ít ai nghĩ chuyện “mua bán giờ” xảy ra ở xứ này. Nhưng đó là chuyện có thật ở đây.
“Mua giờ” chưa tới một ngàn đô la, rồi gửi giờ và giấy chứng nhận “certificate” tới State Board, cùng lúc đó người bạn cho mượn cuốn sách học, thực tập làm móng tại nhà… và thế là đi thi.
Chỉ trong vòng hai tháng, tôi có bằng làm móng tay một cách chính thức ở Ohio. Đã vậy, tôi còn xúi ông chồng học nail với tôi. Anh ấy lấy bằng xong làm thử 6 tháng (sau giờ làm ở hãng) và dẹp luôn, đồng thời cấm bà vợ không được nhắc tới việc làm nail của ông ấy nữa.
Khi xin vào làm móng tay thì tôi cắt bớt giờ làm ở viện dưỡng lão, và đi làm nail vào ban ngày.
Việc làm móng tay cho người mới vào nghề chẳng thuận lợi mấy. Vì còn phải học hỏi rất nhiều để “nâng cao tay nghề.” Chỉ trong vòng một năm tôi đã phải làm qua ba tiệm nail. Phần vì không có tay nghề giỏi, phần lớn hơn vì không chịu nổi sự “lớn lối” của những cô chủ, cậu chủ. Họ làm chủ mà, muốn nói gì thì nói, muốn đối xử với thợ như thế nào thì đối xử, chả cần biết có tổn thương ai hay không. Không chỉ vậy, đôi khi họ còn trề môi chọc tức chuyện mình đi học nữa chứ, bảo “học ra làm tiền có cao hơn làm nail đâu, cũng phải luồn cúi người khác”…
Cuối cùng thì tôi cũng chọn được một tiệm có cô chủ biết điều và dễ thương. Tôi làm cho cô cho đến ngày học xong LPN. Đến giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm cô.
Thi lấy bằng LPN (Licensed Practical Nursing) xong là tôi từ giã ngành nail và hứa với lòng là không thể nào trở lại. Có những điều trong ngành này tôi không muốn viết ra, chỉ muốn giữ cho mình thôi. Tôi biết, nếu vợ chồng tôi theo nghề này đến giờ, có lẽ bây giờ chúng tôi đã rất giàu. Nhưng chúng tôi vẫn không làm như vậy. Tôi biết rằng nếu chôn vùi thời gian mỗi tuần 6, 7 ngày trong tiệm nail, tôi sẽ bỏ bê con cái và sẽ không bao giờ lấy được bằng RN (Registered Nurse).
Tháng Giêng, 2006, tôi chính thức bước vào làm bên cạnh Vivian, người làm công việc LPN (practical nursing) mà tôi có nhắc trong bài trước, mỗi tuần 3, 4 ngày.
Tháng Ba, 2006, tôi ghi danh học lớp RN và bắt đầu tiếp dùi mài kinh sử.
Làm việc bên cạnh Vivian nhưng khác “unit,” tôi vẫn được bà che chở và giúp đỡ. Có lẽ khoảng thời gian làm LPN bên cạnh bà là công việc dễ dàng nhất trong cuộc đời làm y tá của tôi. Tôi vẫn làm ca đêm, vì ban ngày con gái tôi có rất nhiều cuộc hẹn bác sĩ, và cũng là vì ca đêm cho tôi thời gian học bài.
Công việc bấy giờ của tôi là phát thuốc cho bệnh nhân, thay băng cho những vết thương, quản lý những “nursing assistant” của tôi và làm giấy tờ. Nghe thì dễ dàng lắm nhưng trách nhiệm đầy mình vì xứ này hở một cái là người ta thưa kiện. Đến giờ phút này thì tôi biết tại sao bà Vivian thương tôi đến như vậy. Bởi vì tôi “rất ngoan” với bà. Nhóm “nurse aide” của tôi cũng có nhiều người làm cho tôi điên cái đầu. Nhưng cám ơn trời, nhờ nhẫn nhịn, và đối xử với họ bằng tình người, cho đến giờ phút này, tôi chỉ phải viết cảnh cáo có một người và đề nghị đuổi việc một người mà thôi.
Những người bị khiển trách là do không làm tốt việc và đối xử không tốt với bệnh nhân. Trong một unit, y tá là người quản lý trực tiếp, nếu các “nursing assistant” làm sai mà còn cãi lại lệnh không chịu làm, y tá có quyền cho họ ra về. Tôi thì không bao giờ làm điều này, trong khi có rất nhiều y tá hành xử như thế. Bởi tôi đã từng là “nurse aide,” tôi hiểu sự vất vả, đôi khi oan ức của họ. Lỗi duy nhất là các “nurse aide” không có bằng cấp mà thôi. Bởi vậy, đôi lúc, tôi vẫn giúp các bạn ấy làm những công việc mà đáng ra tôi không phải làm. Bởi quan niệm sống của tôi là lấy lòng nhân để tạo lòng nhân.
Tôi nghĩ họ lập ra chương trình đào tạo y tá ngắn ngày như thế này là do sự thiếu thốn nhân lực trong ngành y tế. Tuy chương trình chỉ đào tạo có một năm, nhưng một LPN ra làm công việc như một RN, chỉ khác là không chuyền thuốc qua đường máu qua những “line” phía trên khuỷu tay. Có những LPN còn giỏi hơn RN vì khi học họ được thực tập rất nhiều, trong khi những trường RN thì nặng về lí thuyết. Nói gì thì nói, dù bây giờ là RN, tôi vẫn ghét những bệnh nhân gọi RN là “real nurse” còn gọi LPN không phải là nurse. Tôi vẫn tôn trọng và cảm kích những người bạn LPN làm chung với tôi, nhất là Vivian, đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian mới ra làm việc.
Có nhiều người hỏi tôi là nên học LPN hay RN, tất nhiên là tôi khuyến khích họ học RN nhưng theo tôi, chẳng có gì là dở khi học LPN cả. Học chỉ một năm, ra làm lương cũng 40, 45 ngàn/năm. Thời gian tôi làm LPN ban đêm, thấy tôi ngồi học bài, Kelley, bạn tôi, thường đùa “you get paid to study”. Đúng vậy, tôi làm xong công việc là nhào vô học bài, chẳng dám la cà các unit khác, bởi về nhà là có thời gian đâu. Vừa làm vừa đóng tiền học, khi xong chương trình RN, tôi không nợ một đồng tiền học nào.
Biết rằng ra RN là có thể làm lương cao hơn, nhưng trách nhiệm nặng hơn. Bởi vậy tôi cứ tà tà. Vì phải đóng tiền học, tiền nhà, nuôi con, chăm sóc đứa con gái bị bệnh tự kỷ… nên tôi đã cố gắng không mang vào mình quá nhiều stress. Do đã học qua chương trình LPN, có nhiều môn tôi được “transfer credit,” có nhiều môn tôi phải học lại… nên khi học RN tôi không cảm thấy vất vả lắm. Có những môn tôi phải đến lớp, có môn tôi phải lấy lớp online. Chương trình LPN nghiêng về thực hành nhiều hơn, còn RN thì nặng về lý thuyết, nhất là management.
Tà tà như vậy nên đến cuối 2010 tôi mới “dùi” xong chương trình RN.
About The Author: Immigration Master
More posts by Immigration Master