“Trong ngắn hạn, họ cho rằng USD sẽ tiếp tục tăng giá, nhưng không nghĩ rằng sức mạnh của đồng đô la sẽ tiếp tục kéo dài mãi”, Smiles nói.

 

Đối với các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và Malaysia, đồng euro giảm giá mạnh so với tất cả các đồng tiền chính châu Á khác tạo ra một ‘món hời’ trong thị trường bất động sản Châu Âu.

Đầu tư bất động sản xuyên biên giới của giới nhà giàu châu Á tăng 8,6 tỉ USD trong quý 1 năm nay. Đây là quý 1 đầu tiên châu Á có số liệu hoạt động mạnh mẽ nhất kể từ năm 2013 – thời điểm giới giàu có ở lục địa này đẩy mạnh đầu tư bất động sản quốc tế. Một phần ba dòng tiền trên đổ vào châu Âu, theo dịch vụ bất động sản thương mại quốc tế.

Simon Smiles, Giám đốc đầu tư hỗ trợ các cá nhân có tài sản lớn thuộc hãng dịch vụ ngân hàng và tài chính UBS Group, cho biết khách hàng từ Trung Quốc và Hồng Kông hiện đang rất mong có được tài sản ở châu Âu, điển hình là khách sạn.

“Trong ngắn hạn, họ cho rằng USD sẽ tiếp tục tăng giá, nhưng không nghĩ rằng sức mạnh của đồng đô la sẽ tiếp tục kéo dài mãi”, Smiles nói.

Đơn cử, cánh tay đầu tư của tập đoàn Samsung Electronics thực hiện thương vụ mua Silberturm, tòa nhà 32 tầng cao nhất nước Đức năm 1990 ở thành phố Frankfurt. Tập đoàn đầu tư Fosun International của Trung Quốc thì đã bỏ ra 25 tỉ USD, thực hiện các thương vụ sát nhập nước ngoài từ năm 2010. Trong số này, có việc mua lại nhà điều hành khu nghỉ mát Club Mediterranee (Pháp).

Trước đó, EUR từng chạm đáy 12 năm so với USD với mỗi EUR đổi 1,0458 USD vào tháng 3. Từ đó đến nay, đồng tiền chung châu Âu tăng 7% giá trị, lên đến 1 EUR ngang giá 1,12 USD vào hôm nay ở Tokyo (Nhật Bản).

Dự đoán EUR mạnh lên dựa trên chuyển biến tích cực trong tình hình lạm phát của 19 nước châu Âu, niềm tin kinh tế khu vực hiện cao nhất trong vòng 4 năm qua và tính hiệu quả của chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).