Tuy nhiên, từ các năm gần đây, chính phủ của các tỉnh bang lớn tại Canada như Ontario và Alberta, và cả chính phủ liên bang Canada đã gia tăng thuế đáng kể và đưa ra nhiều quy định gò bó nhiều ngành kỹ thuật và kinh doanh, điều này gây tác động tiêu cực cho mức độ tự do kinh tế mà Canada đã đạt được.

 


Bản phúc trình của các tổ chức này mang tên Tự Do Kinh Tế Thế Giới, nhằm đo lường các biện pháp tự do kinh tế, cụ thể là các yếu tố như: an ninh tài sản sở hữu tư nhân, quy định luật kinh tế, khả năng xâm nhập thị trường, mức độ của sự lựa chọn cá nhân… thông qua các phương pháp phân tích những chính sách và định chế của 159 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo những báo cáo kinh tế trong năm 2016 và kết hợp với những dữ liệu đã thu thập được từ năm 2014 thì Hồng Kông một lần nữa lại xếp hạng nhất trong danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế tự do nhất trên thế giới, sau đó là đến Singapore, NewZealand, Thuỵ Sĩ và Canada. Mỹ – vốn là một cường quốc kinh tế nhưng chỉ xếp thứ 16 trong danh sách này và đây đã là năm thứ hai liên tiếp kinh tế Mỹ yên vị tại vị trí này.

Tuy nhiên, từ các năm gần đây, chính phủ của các tỉnh bang lớn tại Canada như Ontario và Alberta, và cả chính phủ liên bang Canada đã gia tăng thuế đáng kể và đưa ra nhiều quy định gò bó nhiều ngành kỹ thuật và kinh doanh, điều này gây tác động tiêu cực cho mức độ tự do kinh tế mà Canada đã đạt được.

Theo ông Fred McMahon, Chủ tịch nghiên cứu về tự do kinh tế Dr. Michael A. Walker của Viện Fraser, mặc dầu “Canada vẫn là một trong những khu vực pháp lý tự do nhất cho kinh tế của thế giới”, những sự gia tăng can thiệp của chính phủ, thuế cao hơn, và quy định ngày càng tăng ở cấp liên bang và một số tỉnh, lợi thế này sẽ bị suy giảm.

Ông McMahon nói, “Với sự liên kết rõ ràng giữa tự do kinh tế và thịnh vượng, chúng tôi e rằng những thay đổi gần đây sẽ có tác động tiêu cực và dài hạn trên các cơ hội kinh tế ở Canada.”