– Nếu người bảo lãnh không thể nộp đơn vì đứa trẻ đã quá 18 tuổi thì cha/ mẹ ruột vẫn có thể nộp đơn bảo lãnh sau khi đã trở thành Thường trú nhân của Mỹ. Thời gian bảo lãnh tính theo diện F2A (nếu đứa trẻ dưới 21 tuổi) và F2B (nếu đứa trẻ trên 21 tuổi).

 

Cha hoặc mẹ có thể bảo lãnh con riêng của mình định cư Mỹ cùng với điều kiện hôn nhân của cha/ mẹ ruột với người bảo lãnh phải được thiết lập trước khi trẻ 18 tuổi.
Cha/ mẹ kế có thể nộp đơn bảo lãnh cho con riêng mà không cần nhận nuôi hợp pháp. Tuy nhiên, trước khi nộp đơn bảo lãnh, mối quan hệ cha/ mẹ kế – cha/ mẹ ruột cần được tạo lập trước khi con riêng 18 tuổi. Điều này có nghĩa là cha/ mẹ kế và cha/ mẹ ruột phải kết hôn trước khi đứa trẻ 18 tuổi.


Con riêng được đi cùng nếu cuộc hôn nhân xảy ra trước khi đứa trẻ 18 tuổi

Người con riêng trên 18 tuổi và các trường hợp có thể xảy ra:

– Nếu người bảo lãnh không thể nộp đơn vì đứa trẻ đã quá 18 tuổi thì cha/ mẹ ruột vẫn có thể nộp đơn bảo lãnh sau khi đã trở thành Thường trú nhân của Mỹ. Thời gian bảo lãnh tính theo diện F2A (nếu đứa trẻ dưới 21 tuổi) và F2B (nếu đứa trẻ trên 21 tuổi).

– Nếu cha/ mẹ ruột chuẩn bị kết hôn với cha/ mẹ kế là công dân Mỹ và có con trên 18 tuổi, nên cân nhắc hoãn kết hôn lại để tiến hành hồ sơ cho đứa trẻ đến Mỹ nhanh hơn bằng cách thay cho việc kết hôn, người bảo lãnh ở Mỹ chỉ cần nộp hồ sơ dạng hôn thê cho cha/ mẹ ruột của đứa bé. Một khi hồ sơ cho hôn thê được chấp thuận, cả cha/ mẹ ruột và đứa trẻ đều được cấp visa K tương ứng để đến Mỹ. Sau đám cưới, cả cha/ mẹ và đứa trẻ có thể nộp đơn điều chỉnh tình trạng từ K sang tình trạng thường trú.

Quyết định nộp hồ sơ hôn thê hoặc bảo lãnh diện vợ/ chồng rất quan trọng nếu đứa trẻ đã quá tuổi hoặc đã 21 tuổi. Quyết định kết hôn thay vì nộp hồ sơ hôn thê có thể làm đứa trẻ đợi ít nhất 8 năm để xét duyệt hồ sơ trước khi có thể đến Mỹ đoàn tụ với cha mẹ.