Thị thực hôn phu/ hôn thê là diện thị thực không di dân, do đó mẫu đơn cần dùng là I-134. Khi được chuyển tình trạng lưu trú sau khi kết hôn ở Hoa Kỳ, họ sẽ cần phải nộp mẫu I-864 cho Sở Di trú Hoa Kỳ.

 

Bảo lãnh định cư Mỹ diện đính hôn được xem là diện bảo lãnh có thời gian xét duyệt và cấp thị thực nhanh. Bên cạnh đó còn có những thắc mắc mà hầu như đương đơn và người bảo lãnh nào cũng gặp phải.
Thời gian giải quyết hồ sơ bảo lãnh hôn phu/ hôn thê bao lâu?

Thời gian giải quyết hồ sơ phụ thuộc vào tình trạng của từng hồ sơ cụ thể, từng văn phòng Sở Di trú và từng văn phòng Lãnh sự cũng khác nhau. Trong một số trường hợp, hồ sơ bị trì hoãn do đương đơn không theo đúng hướng dẫn hay chưa cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu. (Việc thông báo chính xác địa chỉ và số điện thoại hiện thời rất quan trọng.) Một số trường hợp khác thì hồ sơ phải cần đợi hoàn tất các thủ tục hành chánh. Việc này đòi hỏi phải cần thêm thời gian để viên chức hoàn tất hồ sơ sau khi phỏng vấn đương đơn. Tuy nhiên, thời gian thông thường kéo dài 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lên Sở di trú đến khi được cấp thị thực.


Thời gian xin cấp thị thực đính hôn tuỳ thuộc vào tình trạng từng hồ sơ cụ thể

Gia hạn thêm thời gian giải quyết hồ sơ bảo lãnh?

Hồ sơ bảo lãnh I-129F có thời hạn 4 tháng từ ngày được Sở Di trú Hoa Kỳ chấp thuận. Viên chức Lãnh sự có thể gia hạn thêm thời gian giải quyết thị thực nếu hồ sơ bảo lãnh hết hạn.

Đối với thị thực diện K, nên dùng mẫu đơn bảo trợ tài chánh I-864 hay mẫu I-134?

Thị thực hôn phu/ hôn thê là diện thị thực không di dân, do đó mẫu đơn cần dùng là I-134. Khi được chuyển tình trạng lưu trú sau khi kết hôn ở Hoa Kỳ, họ sẽ cần phải nộp mẫu I-864 cho Sở Di trú Hoa Kỳ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hồ sơ hôn phu/ hôn thê bị từ chối và trả về Sở di trú Hoa Kỳ?

Hồ sơ bị trả về đồng nghĩa Viên chức Lãnh sự chưa tin tưởng vào mối quan hệ của đương đơn. Đương đơn cần thu thập thêm bằng chứng về mối quan hệ của mình.
Hoặc đương đơn có thể kết hôn và mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ/ chồng. Tuy nhiên, đương đơn cần tìm hiểu cách chuẩn bị bằng chứng quan hệ để tránh bị trả về như hồ sơ diện đính hôn.

Nếu đương đơn được bảo lãnh diện đính hôn không muốn kết hôn cùng người đã bảo lãnh mình, thì có được ở lại Mỹ không?

Câu trả lời là không. Sau khi sang Mỹ theo diện đính hôn nhưng không kết hôn người bảo lãnh trong vòng 90 ngày, thì người được bảo lãnh phải quay về. Nếu cố tình ở lại sẽ bị coi là lưu trú bất hợp pháp tại Mỹ.

Trong thời gian chờ phỏng vấn đương đơn và người bảo lãnh có thể kết hôn được không?

Câu trả lời là được. Nhưng không nên đăng ký kết hôn vì như vậy sẽ sai mục đích xin thị thực ban đầu. Bên cạnh đó những hình ảnh tổ chức đám cưới sẽ làm mạnh thêm bằng chứng mối quan hệ khi đi phỏng vấn.