Nếu từng bị từ chối cấp thị thực, đương đơn có thể làm lại các toàn bộ thủ tục tương tự như lần phỏng vấn đầu tiên, bao gồm đóng lại lệ phí và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ Viên chức lãnh sự quán, trừ khi hồ sơ có sự thay đổi đáng kể, đương đơn không nên nộp hồ sơ phỏng vấn lại trong vòng 6 tháng kể từ khi bị từ chối.
Du lịch nước ngoài đang dần trở thành xu hướng giải trí và Mỹ là một trong những điểm đến hấp dẫn của loại hình giải trí này. Cùng Di trú quốc tịch tìm hiều những điều cần biết khi du lịch Mỹ.
Hồ sơ như thế nào mới thuyết phục được Viên chức Lãnh sự quán?
Một bộ hồ sơ thuyết phục là khi đương đơn chuẩn bị đầy đủ bằng chứng chứng minh mình có một cuộc sống ổn định tại Việt Nam và sẽ trở về Việt Nam đúng thời gian quy định. Một trong sai lầm cơ bản nhất của của đương đơn khi làm hồ sơ là quá phụ thuộc vào thư mời. Thư mời chỉ là một minh chứng cho lý do đương đơn xin thị thực chứ không phải là bằng chứng thuyết phục được viên chức lãnh sự
Còn trẻ tuổi có xin được thị thực du lịch Mỹ không?
Trên thực tế không có một giới hạn tuổi tác nào được đưa ra khi tiếp nhận hồ sơ xin thị thực du lịch Mỹ. Tuy nhiên, nếu đương đơn còn trẻ, chưa lập gia đình, chưa có việc làm ổn định… thì khả năng được cấp thị thực Mỹ dường như không thể. Khi xin visa Mỹ, ngoài việc thuyết phục viên chức lãnh sự sẽ quay về Việt Nam trong thời gian cho phép, những du khách còn trẻ phải chứng minh tài chính, công việc và những mối ràng buộc tại Việt Nam. Ngoài những giấy tờ như: bảng lương, hợp đồng lao động, giấy phép của cơ quan đang làm việc chấp nhận cho đương đơn nghỉ phép trong thời gian đi du lịch, du khách còn phải chuẩn bị những thủ tục xác minh nhân thân và tài chính như: hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa, đất đai, sổ tiết kiệm…
Thông thường, đương đơn thuộc độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên), người cao tuổi…thì khả năng được cấp luôn cao hơn so với đương đơn trẻ tuổi.
Xin thi thực du lịch Mỹ cần chứng minh những ràng buộc tại Việt NamNhững ràng buộc tại Việt Nam được hiểu như thế nào?
Những ràng buộc là các khía cạnh cuộc sống của đương đơn ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản. Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn đều có hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không thể có đáp án cố định cho câu hỏi: Như thế nào là đủ để chứng minh ràng buộc tại Việt Nam.
Bị từ chối một lần có được cấp thị thực du lịch nữa không?
Nếu từng bị từ chối cấp thị thực, đương đơn có thể làm lại các toàn bộ thủ tục tương tự như lần phỏng vấn đầu tiên, bao gồm đóng lại lệ phí và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ Viên chức lãnh sự quán, trừ khi hồ sơ có sự thay đổi đáng kể, đương đơn không nên nộp hồ sơ phỏng vấn lại trong vòng 6 tháng kể từ khi bị từ chối.
Đương đơn không biết tiếng Anh có được phỏng vấn cấp thị thực du lịch Mỹ?
Các Viên chức lãnh sự quán đều được đào tạo để phỏng vấn bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, nếu đương đơn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, sẽ có nhân viên phiên dịch cho các đương đơn.
thị thực du lịch Mỹ
Đương đơn sẽ được phiên dịch nếu không thể giao tiếp bằng tiếng Anh
Có nên thành thật khai báo các mối quan hệ tại Hoa Kỳ khi xin thị thực du lịch không?
Việc khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Rất nhiều đương đơn có gia đình, bà con đang sinh sống tại Hoa Kỳ, nhưng đương đơn chỉ muốn đến thăm họ trong thời gian ngắn cũng như đương đơn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng chưa có ý định định cư tại Hoa Kỳ vào thời điểm này. Do đó, tốt nhất đương đơn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Khi viên chức phỏng vấn phát hiện đương đơn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch, đương đơn sẽ bị từ chối cấp thị thực và, trong một số trường hợp, đương đơn sẽ vĩnh viễn không được phép nhập cảnh Hoa Kỳ.
About The Author: Immigration Master
More posts by Immigration Master