Washington DC với trọng tâm là thắp đèn cho cây thông khổng lồ, tượng trưng cho Hoa Kỳ và các cây nhỏ hơn chung quanh, tượng trưng cho các tiểu bang. Trong khi đó Trung tâm Kennedy có nhiều chương trình cho Giáng Sinh và nổi nhất luôn luôn là hợp ca “Messiah” tại thính đường giao hưởng.

 

Mỹ được coi là nơi có nền văn hóa đa dạng và nhiều tập tục, do đó thật khó nói về một lễ giáng sinh chỉ của riêng người Mỹ. Các hoạt động trong lễ hội này sẽ tùy thuộc vào truyền thống văn hóa của mỗi gia đình. Lễ mừng Giáng sinh ở Mỹ có pha trộn hương sắc của Ireland, Australia, Ba Lan và Bỉ.
Trước đây tại Hoa Kỳ người ta đón Giáng Sinh theo truyền thống Tây Ban Nha. Kể từ khi Hernando de Soto và đoàn quân của ông đóng doanh trại mùa đông tại nơi mà bây giờ là thành phố Tallahassee, Florida vào năm 1539, tới nay gần như mỗi quốc gia đều đã đóng góp ít nhiều theo cách của họ vào truyền thống đón Giáng Sinh tại Hoa Kỳ.

Ở đất nước này Lễ Giáng Sinh được kỷ niệm theo nhiều cách, mỗi cách phản ánh một truyền thống riêng. Những đứa trẻ của đảo Hawaii tin rằng ông già Noel đến từ một chiếc thuyền. Trong khi đó, những đứa trẻ ở Alaska mang theo những ngôi sao rất lớn trong khi chúng vừa đi vừa hát mừng Noel. Ở New Mexico, các gia đình trang trí những ngôi sao và đèn lồng giấy ở bên ngoài ngôi nhà của mình, còn ở Texas những đứa trẻ tham gia vào lễ hội Posadas giống như được tổ chức ở Mexico.

Sự rộng lớn của quốc gia này với các miền khí hậu khác nhau cũng làm cho cách đón mừng ngày lễ thêm phần phong phú, từ việc tụ tập vui chơi trên bãi biển tại Waikiki cho tới những cây nến lung linh bên cửa sổ dưới bầu trời tranh tối tranh sáng tại Alaska.

Đối với nhiều người, gà tây vẫn là món chính cho ngày lễ này, gia đình sẽ tụ tập và dưới gốc cây thông là những gói quà đến từ ông già Noel. Đó là những điều phải có và mỗi nơi lại thay đổi và thêm thắt vào ít nhiều.

Tại thành phố New York, dân đi mua sắm thế nào cũng tụ tập để ngắm nhìn những người trượt băng dưới những tàng cây lớn tại Trung tâm Rockefeller, trong khi nhiều người khác thì tán thưởng những hình cổ tráng lệ treo trên Nhánh Cây Thiên Thần tại viện Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.


Cây thông biểu tượng Noel của New York

Washington DC với trọng tâm là thắp đèn cho cây thông khổng lồ, tượng trưng cho Hoa Kỳ và các cây nhỏ hơn chung quanh, tượng trưng cho các tiểu bang. Trong khi đó Trung tâm Kennedy có nhiều chương trình cho Giáng Sinh và nổi nhất luôn luôn là hợp ca “Messiah” tại thính đường giao hưởng.

Texas – Người ta có thể sẽ chui vào các quán của người Mexican ở San Antonio hay đến Fredericksburg để đón chợ phiên nhân mùa Giáng Sinh theo lối người Đức.

Những tiểu bang ở miền Nam như tại New Orleans có truyền thống lập ca đoàn với hàng ngàn người để hát thánh ca và nhạc Noel tại công trường Jackson và đốt lửa dọc trên sông Mississippi.

Thành phố Bethlehem ở Pennsylvania được khai sinh vào ngày Giáng Sinh năm 1741 bởi những người truyền giáo Moravia, sẽ diễn ra phiên chợ Noel khổng lồ. Đa số dinh thự sẽ trang hoàng với một cây nến ở mỗi cửa sổ. Một ngôi sao khổng lồ được thắp sáng trên đỉnh Nam Sơn, cách xa 20 dặm vẫn thấy được ngôi sao này.

Viện Bảo tàng Khoa Học ở Chicago với một rừng cây từ 43 quốc gia được trang trí cho mọi người thưởng lãm cho tới qua đầu năm. Suốt mùa Noel, mọi người thích thưởng thức món ăn các nước và coi vũ điệu dân gian từ khắp nơi trên thế giới.

St. Augustin, Florida, thành phố xưa nhất tại Hoa Kỳ, cả một khu vực sẽ được trang hoàng đèn trắng, chỉ trừ mỗi một cây tại công trường thành phố là trang hoàng bằng đèn màu. Cây này được đặt dưới gốc cây Sồi Ngàn Xưa với toàn bộ là ánh đèn trắng.
Lễ Giáng Sinh đa dạng sắc tộc ở Hoa Kỳ

Ở thành phố Salt Lake nhạc Giáng Sinh được trình bày bởi ca đoàn Mormon, còn tại nhà thờ St. Joseph ở Washington, New Jersey một ca đoàn nhỏ ca “Silent Night” dưới ánh đèn phản chiếu từ cửa kính màu tả cảnh Chúa Hài Đồng.

Cây Giáng Sinh Quốc Gia tại công viên King Canyon ở California là trung tâm của ngày lễ mỗi năm. Dưới gốc cây tùng sequoia khổng lồ 267 bộ, nhóm hợp ca sẽ cất cao giọng đón mừng Giáng sinh. Mặt khác hàng ngàn người sẽ đổ về Hollywood để đón coi cuộc Diễn Hành Của Các Vì Sao, trong khi đó tại Balboa Park. San Diego người ta chờ nghe trình diễn nhạc với sự góp tiếng của cây organ lớn nhất trên thế giới.

Mỗi nơi mỗi khá nhưng vẫn cho thấy nước Mỹ cùng nhau đón mừng ngày Chúa ra đời với sự thành tâm và nỗi hân hoan trong lòng.

Tại Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung và thường được tổ chức vào đêm 24 và kéo sang rạng sáng ngày 25/12.